CHIA SẺ

Thursday, October 3, 2019

MUA CÂY GIỐNG THÔNG BA LÁ Ở ĐÂU

Thông Ba Lá là một trong những Giống Thông được trồng nhiều nhất trong tất cả các Giống Thông tại Việt Nam. Bên cạnh việc trồng thành rừng phòng hộ, rừng để khai thác gỗ, nhựa thông thì Giống Thông này cũng rất thịnh hành để trồng làm cây trang trí ngoại cảnh, cây bonsai. Cây Giống Thông Ba Lá được nhân giống từ hạt và bán tại các vựa cây giống trên toàn quốc.


Mua Cây Giống Thông Ba Lá ở đâu

Tiêu chuẩn Cây Giống Thông Ba Lá

Cây Thông Ba Lá con thường được ươm từ hạt, hạt Thông sau khi được thu hái từ Rừng Thông bố mẹ đạt tiêu chuẩn sẽ được xử lý nảy mầm sau đó ươm trong bầu đất.

Cây con đem trồng ở Miền Bắc khi 4-6 tháng tuổi, Miền Nam 6-9 tháng; cây cao 15-20cm, đường kính cổ rễ 0,3-0,4cm, lá xanh đậm, rễ phát triển đều, không bị sâu, bệnh.


Tiêu chuẩn Cây Giống Thông Ba Lá

Địa chỉ bán Cây Giống Thông Ba Lá uy tín chất lượng

Khi mua Cây Giống Thông Ba Lá Bạn có thể căn cứ vào các tiêu chuẩn trên để lựa chọn cây giống. Ngoài ra, nếu trồng với số lượng cây giống lớn bạn cần lựa chọn các vựa giống uy tín, giá thành phù hợp để đảm bảo chất lượng cây giống và tiết kiệm tài chính.

Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn từ lâu đã là địa chỉ cung cấp cây giống uy tín chất lượng cho người trồng trong cả nước. Với hệ thống 8 vườn ươm diện tích lớn, hàng năm vườn ươm cung cấp cho thị trường cây trồng trong nước hàng ngàn cây giống các loại.


Địa chỉ bán Cây Giống Thông Ba Lá uy tín chất lượng

Cây Giống Thông Ba Lá tại Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn đều đảm bảo những tiêu chuẩn về chất lượng, hạt giống được tuyển chọn từ Vườn Thông Ba Lá bố mẹ tại Tây Nguyên, Lâm Đồng, Đà Lạt… cây con khỏe mạnh, đạt chiều cao như mong muốn, đủ tuổi xuất vườn.

Khách hàng có nhu cầu Mua Cây Gống vui lòng liên hệ Hotline 0916709468 để được tư vấn đặt hàng. Vườn ươm còn cung cấp giá thể ươm giống, đất trồng, phân bón và đặc biệt tư vấn hoàn toàn miễn phí về kỹ thuật trồng, chăm sóc Cây Thông Ba Lá cho khách hàng.

CÁC LOẠI SÂU BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY THÔNG BA LÁ

Quản lý và phòng trừ sâu bệnh gây hại cho Rừng Thông Ba Lá là vấn đề nhiều người dân trồng rừng thông quan tâm. Đặc biệt, các Rừng Thông ở Lâm Đồng nơi thường xuyên bị sâu bệnh tấn công và làm giảm năng suất của cây. Để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả cho Rừng Thông Ba Lá, người trồng cần thực hiện theo quy trình tổng hợp và tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng các hướng dẫn kĩ thuật.


Các loại sâu bệnh thường gặp trên Cây Thông Ba Lá

Mời Bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu về một số loại sâu bệnh và biện pháp phòng trừ: Ong Ăn Lá, Xén Tóc Đục Thân, Sâu Đục Ngọn, Bọ Hung Nâu, Sâu Xám, Bệnh Héo Rũ, Bệnh Thối Cổ Rễ, Bệnh Rơm Lá, Bệnh Vàng Còi… thường xuyên gây hại Rừng Thông.

Các loại sâu bệnh hại Thông Ba Lá trừ được bằng biện pháp canh tác

Cây giống: Chỉ lựa chọn và sử dụng cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn, sạch bệnh. Nếu phải mua giống nên chọn các cơ sở gieo ươm có chất lượng, cây giống tốt. Không Mua Cây Giống ở những vườn ươm đã nhiễm bệnh chưa được xử lý.

Ngoài ra, người trồng cần tuân thủ theo đúng các bước chuẩn bị đất trồng, làm đất, đảm bảo mật độ trồng cho phép, trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật cho Rừng Thông. Việc thường xuyên làm cỏ, tỉa thưa, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nước cũng là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu cho cây trồng.

Nếu rừng bị nhiễm bệnh trong giai đoạn nuôi dưỡng mà chưa được tỉa thưa, thì kết hợp tỉa thưa và phải đốt dọn vệ sinh thảm thực bì, tạo đầy đủ ánh sáng cho rừng phát triển tốt hạn chế các loại bệnh như: Bệnh Phấn Trắng, Bệnh Bồ Hóng,…

Nếu trên cành nhỏ, tán lá mà bị nhiều muội đen, Bồ Hóng thì có thể pha nước xà phòng phun kỹ trên tán sẽ làm cho Nấm Bồ Hóng bong và trôi đi hết, nhất là kết hợp với đợt mưa. Kết hợp kỹ thuật đốt trước, hun khói để tiêu diệt sâu non, các loài sâu hại


Các loại sâu bệnh hại Thông Ba Lá trừ được bằng biện pháp canh tác

Các loại sâu bệnh hại Thông Ba Lá trừ được bằng biện pháp sinh học

Người trồng Thông Ba Lá cần chú ý bảo vệ các loài thiên địch sẵn có trên rừng trồng thông 3 lá như: Nhện, Kiến, Ong Ký Sinh, Ong Cự… Ngoài ra Chim, Bọ Ngựa cũng góp phần tiêu diệt sâu non, sâu trưởng thành của một số loài sâu hại như: Xén Tóc, Ong Ăn Lá, Sâu Đục Ngọn Thông…

Bảo vệ các tầng cây bụi thảm tươi, hạn chế phun thuốc hóa học, tăng cường sử dụng thuốc sinh học như chế phẩm sinh học góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Ong Ăn Lá Thông: Khi mật độ sâu non cao có khả năng phát dịch dùng chế phẩm sinh học phun ướt toàn bộ bộ tán lá. Nên phun chế phẩm vào lúc chiều mát.

Bệnh Thối Cổ Rễ: Khi mới trồng 1 đến 2 năm đầu cây bị nhiễm bệnh có thể dùng chế phẩm sinh học bón trực tiếp vào xung quanh gốc cây hoặc pha theo liều lượng phun kỹ lên cây.

Các loại sâu bệnh hại Thông Ba Lá trừ được bằng biện pháp vật lý cơ giới

Bẫy Dính Ong Ăn Lá: Do sâu non có tập tính di chuyển xuống gốc cây để hóa nhộng nên có thể sử dụng biện pháp ngăn chặn sâu non của Ong Ăn Lá bằng vòng dính, để vòng dính phát huy hiệu quả cao phải được bôi kín toàn bộ vùng thân cây cách mặt đất 1,3m với bề rộng 8-10cm.


Các loại sâu bệnh hại Thông Ba Lá trừ được bằng biện pháp vật lý cơ giới

Bắt giết thủ công: Ong Ăn Lá Thông vào kén ở phần gốc cây, tầng cây bụi và thảm thực bì, do đó có thể huy động nhân lực tham gia vào việc bắt giết thủ công. Bọ Hung Non tập trung xung quanh gốc cây cắn phá rễ có thể đào bắt và tiêu diệt thủ công

Mồi nhử: Đặt bẫy trưởng thành Xén Tóc, Bọ Hung Nâu lớn, Bọ Hung Nâu nhỏ bằng cách chặt cây tươi, phân chuồng tươi để dẫn dụ trưởng thành đến đẻ trứng sau đó thu bẫy đốt hoặc ngâm nước để diệt trứng và sâu non. Thời gian thích hợp nhất từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 và cuối tháng 8 đến giữa đầu tháng 10.

Bẫy đèn: Một số côn trùng có tính xu quang do đó ban đêm dùng bóng đèn để thu hút con trưởng thành tiêu diệt như: các loài Bọ Hung, Xén Tóc, Sâu Róm.

KỸ THUẬT CHĂM SÓC RỪNG GỖ THÔNG BA LÁ

Rừng Thông Ba Lá là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế và môi sinh rất cao, đặc biệt là ở Tây Nguyên và các khu vực núi cao phía Bắc. Tại Tây Nguyên, Thông Ba Lá tái sinh khoẻ, tăng trưởng nhanh, ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, để Cây Thông Ba Lá có được nhựa và gỗ với năng suất cao thì người trồng cần chú ý khâu chăm sóc cho cây như trong bài viết dưới đây.


Kỹ thuật chăm sóc Rừng Gỗ Thông Ba Lá

Chăm sóc Rừng Thông 3 năm đầu

Giai đoạn 3 năm đầu rất quan trọng, ngay từ khâu mới trồng Bà con cũng cần đảm bảo mật độ trồng cho phép đồng thời đặc biệt chú ý chăm sóc Cây Thông Ba Lá giai đoạn này. Bởi rừng trồng phải trải qua 1-2 mùa sinh trưởng tỷ lệ sống mới được giữ vững, vì vậy 2-3 năm đầu phải chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và trồng dặm đối với những cây bị chết, hư hỏng.


Chăm sóc Rừng Thông 3 năm đầu

Định kỳ mỗi năm 2-3 lần phát bỏ cây bụi, dây leo, làm cỏ, xới đất, vun gốc. Năm thứ nhất thực hiện 2 lần vào giữa và sau mùa mưa, năm thứ 2 chăm sóc 3 lần vào trước, giữa, sau mùa mưa.

Thiết kế băng rộng 10-20m (băng trồng thông rộng 80-100m), trồng cây lá rộng để chống cháy rừng và hạn chế sâu bệnh phá hại. Tổ chức canh phòng và chữa cháy có hiệu quả trong mùa khô.

Chăm sóc Rừng Thông từ năm thứ 3 trở đi

Từ năm thứ 3 Rừng Thông đã phát triển ổn định, người trồng tiến hành phát bỏ cây bụi, dây leo, làm cỏ, xới đất, vun gốc… mỗi năm 1 lần.


Chăm sóc Rừng Thông từ năm thứ 3 trở đi

Nuôi dưỡng Rừng Thông, tùy vào mục đích kinh doanh và các điều kiện cụ thể khác, số lần tỉa thưa và cường độ tỉa thưa có khác nhau. Riêng kinh doanh lấy gỗ, lấy nhựa thông, số lần tỉa thưa 2-3 lần, lần thứ nhất khi cây trồng được 6-7 tuổi, lần thứ 2 cách lần đầu 4-5 năm, cường độ tỉa thưa 30-50% số cây, số cây cuối cùng giữ lại 1.000-1.600 cây/ha.

Rừng Thông trồng với mục đích phòng hộ chống xói mòn do nước, làm nguyên liệu giấy nhìn chung không tỉa, chỉ chặt vệ sinh.

Wednesday, October 2, 2019

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY THÔNG BA LÁ

Cây Thông Ba Lá thường được trồng thành rừng để thu hoạch tinh dầu và gỗ. Kỹ thuật trồng Cây Thông cũng đơn giản như những loại Cây Lâm Nghiệp khác. Tuy nhiên, khi trồng Bà con cần nắm vững các kỹ thuật ươm trồng, tuyển chọn cây giống, xử lý đất trồng, mật độ trồng và kỹ thuật trồng để đảm bảo tỉ lệ sống của Rừng Thông cao nhất có thể.


Kỹ thuật trồng Cây Thông Ba Lá

Chuẩn bị cây giống

Cây Thông Ba Lá con thường được ươm trong bầu. Cây con đem trồng ở Miền Bắc khi 4-6 tháng tuổi, Miền Nam 6-9 tháng; cây cao 15-20cm, đường kính cổ rễ 0,3-0,4cm, lá xanh đậm, rễ phát triển đều, không bị sâu, bệnh.

Bầu đất: Vỏ bầu bằng PE thủng đáy, rộng 6-7cm, cao 11-12cm. Ruột bầu tốt nhất là đất mặt của Rừng Thông Ba Lá, đất phải đập nhỏ, trộn với 1% supe lân. Nơi không có Rừng Thông Ba Lá thì lấy đất ở tầng mặt (0-30cm) trên có thực bì là cây tế guột (75%) + phân chuồng ủ với lân supe hoai mục (24%) + supe lân đập nhỏ (1%)


Chuẩn bị Cây Giống Thông Ba Lá

Thời vụ trồng Thông Ba Lá

Các tỉnh Miền Bắc nên trồng Thông Ba Lá vào vụ thu (tháng 8-10) hoặc xuân (tháng 2-4). Từ Nghệ An trở vào nên trồng vào vụ thu. Các tỉnh Miền Nam trồng vào đầu mùa mưa.

Mật độ trồng Thông Ba Lá: Nếu trồng lấy gỗ thì 2.500-3.000 cây/ha; trồng làm nguyên liệu giấy, bảo vệ đất 4.000 cây/ha.

Trồng rừng sản xuất Thông Ba Lá

Đất trồng: Thông Ba Lá chủ yếu được trồng trên đồi núi trọc, đất trơ sỏi đá hoặc có trảng cỏ, cây bụi thấp. Nơi có thực bì cao, phát quang toàn diện, cần thiết có thể đốt; nếu thực bì thấp và thưa, không cần phát bỏ hoặc chỉ phát khu vực hố trồng.


Trồng rừng sản xuất Thông Ba Lá

Làm đất trồng theo phương thức trồng rừng cục bộ, hố đào trước khi trồng 1-2 tháng, kích thước 30x30x30cm hay 40x40x40cm.

Bà con lưu ý tháo bỏ lớp bầu nilon bên ngoài, đặt cây vào chính hố đã đào sau đó san lấp đất vào xung quanh cây sao cho cây đứng thẳng không bị đổ ngã. Tháng đầu tiên Bà con cần chăm sóc kỹ lưỡng hơn, tưới đủ ẩm, định kỳ bón phân, làm cỏ cho vườn thông để tránh sâu bệnh gây hại.

THÔNG BA LÁ TRỒNG LÀM BONSAI

Thông Ba Lá là một trong những loại cây rất ưa chuộng trồng làm Cây Bonsai. Bởi Cây Thông Ba Lá có thân đẹp dễ dàng tạo dáng, sức sống mạnh mẽ, dẻo dai, lá kim. Với nhiều thế, dáng uốn khác nhau, Bonsai Thông Ba Lá ngày càng có giá trị nghệ thuật cao và được giới nghệ thuật Cây Cảnh giá cao bởi vẻ đẹp mạnh mẽ, đầy nam tính.


Thông Ba Lá trồng làm Bonsai

Bạn sẽ dễ dàng sở hữu một Cây Thông Ba Lá Bonsai với kỹ thuật chăm sóc Thông Bonsai tại nhà đơn giản như sau:

Tưới nước: Cây Thông là loại cây chịu hạn và ưa nắng nên tưới nước vừa phải và để cây nơi có ánh nắng, khô ráo thoáng gió (nếu đem vô nhà trưng thì chừng 5 ngày nên đem ra nắng lại). Chỉ tưới nước khi thấy đất trên mặt chậu đã khô.
Mùa thu và hè nên tưới thêm trên bề mặt lá để đáp ứng nhu cầu về nước của cây.

Bón phân: Thời điểm bón phân tốt nhất là vào mùa thu, không được bón phân cho cây mới trồng. Mùa xuân không nên bón phân vì sẽ làm cho chồi và lá mọc dài ra, ảnh hưởng đến vẻ đẹp sau này của cây. Bạn chỉ nên bón phân hữu cơ tự nhiên có thể là phân chuồng ngâm lấy nước, nước vo gạo, bánh dầu …., thỉnh thoảng tưới thêm dung dịch thuốc ra rễ nhằm bổ sung vi lượng cho cây, không nên bón phân hóa học.


Bón phân cho Cây Thông Ba Lá

Tạo hình: cho Cây Thông thường phải là những cây đã vào chậu từ 1-2 năm. Thời điểm tạo hình tốt nhất từ tháng 12 đến tháng 2 âm lịch năm sau hoặc tháng 10 đến tháng 11.

Tạo hình được tiến hành khi ngọn Thông đã già và cây chuẩn bị cho đợt lá mới, dễ nhận biết thời điểm là nhìn nến thông (phần ngọn chưa ra lá) hơi sưng. Đồng thời chậu cây không được no nước. Nên để nắng mấy ngày (nếu tưới chỉ phun ẩm cho lá) để cành không bị trương, nhựa đặc hơn, thân dẻo hơn.

Bạn có thể dùng dây vải hoặc dây nhôm để quấn thân cây, cành cây theo thế, dáng như ý muốn. Đối với Cây Thông khi tạo hình cần nghiên cứu kỹ để định hướng, tránh vặn nhiều lần cây sẽ chết. Khi vặn nhớ nhẹ tay, cảm thấy cây vỡ lớp gỗ là dừng lại định hình luôn.


Thông Ba Lá Bon Sai

Ngắt chồi: Đối với Thông Ba Lá Bonsai phải tiến hành ngắt toàn diện. Sự phát triển của chồi chính là thân và lá của cây. Để giữ hình dáng cây và thu ngắn lá nhất định phải ngắt chồi. Ngắt chồi nên thực hiện khi các nến bắt đầu chuyển sang màu xanh kèm theo lá kim đang nhú ( khoảng 2cm, thời điểm tốt nhất là vào mùa xuân). Ngắt khoảng 2/3 chồi hoặc nhiều hơn. Lưu ý đối với những cành yếu nên để chồi dài ra khoảng 3-4 cm thì cắt khoảng ½ hoặc 1/3 chiều dài. Sau khi các nến được cắt ngắn, 1 tháng sau sẽ có 3-5 mầm mới mọc. Loại bỏ bớt chỉ giữ lại 1-2 mầm. Nếu chồi mọc dài Bạn nên cắt bỏ sẽ giúp cho lá dày và ngắn đẹp hơn.

Thay chậu: Thường sau 7-8 năm mới đảo chậu một lần, Bạn chú ý tiến hành khi đất khô và làm thật nhẹ nhàng.

KỸ THUẬT TỰ NHÂN GIỐNG CÂY THÔNG BA LÁ

Cây Thông Ba Lá được nhân giống bằng hạt, đối với những người trồng Rừng Thông Ba Lá họ thường tìm cách tự ươm Cây Thông Giống từ hạt tại nhà để giảm chi phí mua cây giống. Bài viết này của chúng tôi sẽ hướng dẫn các Bạn về kỹ thuật tự nhân giống Cây Thông Ba Lá đơn giản tại nhà.


Kỹ thuật tự nhân giống Cây Thông Ba Lá

Thu hái hạt Thông giống

Bạn cần thu hạt thông từ những nón đã chín đầy đủ của cây mẹ ở độ tuổi 18-35, sinh trưởng khỏe, hình thái đẹp, cao to, không bị sâu bệnh và chưa chích nhựa hoặc chỉ chích dưỡng theo đúng cấp tuổi, đúng kỹ thuật.

Thời gian từ khi nón bắt đầu chín đến khi khô và tung hạt thường chỉ kéo dài khoảng 25-30 ngày, đặc biệt thời gian chín rộ lại rất ngắn, chỉ trong vòng 7-10 ngày. Thời vụ thu hái hạt giống ở các tỉnh phía Bắc thường từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9; ở Tây Nguyên có thể từ tháng 12 đến tháng 1.

Xử lý hạt Thông giống

Hạt Thông Ba Lá khá nhỏ. Hạt sau khi thu hái cần phơi ngay, nếu phơi nắng đều sau 5 ngày hàm lượng nước chỉ còn chừng 5-8%. Ở điều kiện kín, khô, lạnh (4-6 độ C), có thể bảo quản 1-2 năm. Nhưng nếu bảo quản ở điều kiện bình thường (nhiệt độ không khí 16-17 độ C) hạt chỉ có thể giữ được sức nảy mầm trong vòng 6 tháng.


Xử lý hạt Thông giống

Thời vụ gieo hạt ở các tỉnh phía Bắc từ trung tuần tháng 9 đến tháng 11 là thích hợp. Trước khi gieo, cần xử lý hạt để diệt nấm, sâu bệnh hại; đồng thời kích thích cho hạt nảy mầm nhanh và tỷ lệ hạt nảy mầm cao. Bạn có thể ngâm hạt trong nước ấm 45- 50 độ C hoặc nước có pha một trong số các hợp chất sau: molipdat amon, acid boric, sulfat kẽm (nồng độ 15mg/l) hoặc thuốc tím (permanganat kali với nồng độ 10mg/l). Tuỳ điều kiện thời tiết mà có thể ngâm hạt trong khoảng 10 đến 24 giờ. Hạt có phẩm chất tốt (độ thuần 90-95%) được xử lý ở điều kiện thích hợp, tỷ lệ nảy mầm có thể đạt 70-80%.

Chuẩn bị đất và gieo hạt giống

Đất gieo hạt: Bạn cần chuẩn bị sẵn, loại đất đủ dinh dưỡng, đủ ẩm và sạch bệnh. Bạn có thể gieo theo luống hoặc gieo vào các bầu đất (dùng rọ tre hay túi polyethylene có lỗ thủng ở đáy hay các lỗ thoát nước ở trên thành bầu…).


Chuẩn bị đất và gieo hạt giống

Gieo hạt: Nếu gieo theo luống bạn gieo mỗi hạt cách nhau 10cm, nếu gieo trong bầu bạn gieo mỗi bầu từ 1-2 hạt.

Chăm sóc sau gieo hạt: Sau khi gieo cần lấp một lớp đất mỏng lên hạt và dùng rơm rạ (đã sát trùng) để phủ. Thông Ba Lá đòi hỏi đất chỉ đủ ẩm, nhưng thoáng. Sau khi hạt nảy mầm cần dỡ bỏ rơm rạ. Cây con trên luống đạt 75-90 ngày cần được chuyển sang trồng trong bầu đất. Cây Thông Giống 8-9 tháng tuổi đạt chiều cao 20-35cm có thể đưa đi trồng.

HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY GỖ THÔNG BA LÁ

Mô hình trồng rừng Gỗ Thông Ba Lá không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao cho các hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, giúp xóa đói, giảm nghèo cho bà con các dân tộc miền núi, mà còn thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững. Đồng thời, mô hình trồng rừng Thông Ba Lá còn góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái, chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt, khi mùa mưa đến Thông Ba Lá sẽ làm giảm xói mòn, rửa trôi đất, phòng chống lũ lụt, hạn hán.


Cây Gỗ Thông Ba Lá

Hiệu quả kinh tế khai thác Rừng Gỗ Thông Ba Lá

Thông Ba Lá là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế và môi sinh rất cao, đặc biệt là ở Tây Nguyên và các khu vực núi cao phía Bắc. Tại Tây Nguyên, Thông Ba Lá tái sinh khoẻ, tăng trưởng nhanh, ít bị sâu bệnh; là nguồn cung cấp nhựa và gỗ với năng suất khá cao.

Trồng Rừng Gỗ Thông Ba Lá thông thường sau khoảng 5-7 năm sẽ cho khai thác. Trong đó người trồng có thể khai thác Nhựa Thông, Tùng Hương, Tinh Dầu Thông, Gỗ Thông…

Tùng hương nguồn nguyên liệu cần thiết đối với nhiều ngành công nghiệp như chế biến cao su, sơn, sản xuất giấy, vật liệu cách điện, nhựa hàn, keo dán, chất tạo bọt cho xà phòng, công nghiệp in, vẽ các sản phẩm in batik, làm xi, dùng để bôi trơn cho nhiều loại nhạc cụ và chế biến cao dán chữa trị mụn nhọt…


Hiệu quả kinh tế khai thác Rừng Gỗ Thông Ba Lá

Tinh Dầu Thông (turpentine oil) được dùng làm thuốc, làm nguồn nguyên liệu trong công nghiệp hoá mỹ phẩm, sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc, làm dung môi trong công nghiệp sơn, vecni và công nghiệp tuyển quặng.

Gỗ Thông Ba Lá tuy không bền bằng Gỗ Thông Nhựa, nhưng cũng được sử dụng khá phổ biến (đồ gỗ thông thường, thùng đựng hàng, cột điện, đóng toa xe…), đặc biệt là trong công nghệ chế biến gỗ dán, bột giấy, sợi tổng hợp.

Mở rộng mô hình trồng rừng Gỗ Thông Ba Lá

Trong tương lai, nhu cầu về Nhựa Thông Ba Lá và các sản phẩm từ Nhựa Thông (Tùng Hương và Dầu Thông) trên thị trường thế giới rất lớn, ngày càng tăng và cung không kịp cầu. Theo tính toán của một số nhà kinh tế, nhu cầu về Tinh Dầu Thông trong công nghệ hoá mỹ phẩm tăng bình quân hàng năm khoảng 3-5%, trong công nghệ chế tạo keo và các sản phẩm kết dính cũng tăng lên hàng năm khoảng 2-3%.


Mở rộng mô hình trồng rừng Gỗ Thông Ba Lá

Ở nước ta, để sản xuất 1 tấn giấy thường cần tới 10kg Tùng Hương. Dự kiến đến 2010 nếu muốn sản xuất 2,5 triệu tấn giấy cũng cần tới 25.000 tấn Tùng Hương (lớn gấp 7-8 lần tổng công suất của các nhà máy thông hiện có ở nước ta).

Xuất phát từ nhu cầu cần thiết này mà các nhà chức trách, những người trồng rừng vẫn luôn trăn trở và tìm cách khai thác bền vững các Rừng Thông Ba Lá hiện có, đồng thời mở rộng diện tích Rừng Thông Ba Lá mới trong tương lai để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng cao.

CÔNG DỤNG CỦA CÂY THÔNG BA LÁ

Cây Thông Ba Lá là một trong những Giống Thông được trồng phổ biến ở Bắc Bộ và khu vực Tây Nguyên của nước ta. Diện tích trồng Thông Ba Lá lớn nhất so với các Giống Thông còn lại. Thông Ba Lá là loại cây đa tác dụng được Bà con ưa chuộng trồng nhiều.


Cây Thông Ba Lá

Công dụng Cây Gỗ Thông Ba Lá

Thông Ba Lá là nguyên liệu quan trọng với rất nhiều ngành công nghiệp như: Sơn, chế biến cao su, vật liệu cách điện, sản xuất giấy, keo dán, nhựa hành, công nghiệp in, chất tạo bọt xà phòng, làm xi, làm chất bôi trơn các loại nhạc cụ cũng như chế biến cao dán để trị mụn nhọt.


Công dụng Cây Gỗ Thông Ba Lá

Gỗ của Thông Ba Lá tuy không bền nhưng được sử dụng làm đồ gỗ thông thường, cột điện, thùng đựng hàng,…đặc biệt là dùng trong công nghệ chế biến bột giấy, gỗ dán và sợi tổng hợp.

Cây Thông Ba Lá còn được trồng làm cảnh, làm Cây Bonsai, Cây Thông Trang Trí dịp lễ Giáng sinh.

Cây Gỗ Thông chữa bệnh

Tinh dầu (turpentine oil) trong Thông Ba Lá chứa 95,7% a- và b-pinene, dùng làm thuốc bôi, giúp kích thích tại chỗ, lưu thông máu với người bị viêm khớp, cảm lạnh. Dầu Thông Ba Lá có tính sát trùng rất mạnh nên được dùng làm thuốc diệt khuẩn cho đường hô hấp (thuốc xông họng, thuốc ho). Chúng ta có thể xử lý Gốc Thông già để chưng cất lấy tinh dầu, hắc ín thảo mộc.


Cây Gỗ Thông chữa bệnh

Các bộ phận khác nhau của Thông Ba Lá được sử dụng: Chồi Thông dùng trị đòn ngã tổn thương, viêm bàng quang, viêm niệu đạo. Lá Thông dùng trị viêm thận, viêm các khớp xương và đề phòng cảm cúm. Mắt Thông trị đau phong thấp, bạch đới. Vỏ Thông trị thấp nhiệt bụng đau ỉa chảy, sởi. Nhựa Thông trị thấp nhiệt trong dạ dày và phong hồng, bạch điến. Quả Thông non dùng trị đòn ngã tổn thương, gãy xương. Phấn Thông trị viêm tai giữa, viêm mũi, ngoại thương xuất huyết, mẩn ngứa, lở loét ngoài da.