CHIA SẺ

Wednesday, October 2, 2019

HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY GỖ THÔNG BA LÁ

Mô hình trồng rừng Gỗ Thông Ba Lá không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao cho các hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, giúp xóa đói, giảm nghèo cho bà con các dân tộc miền núi, mà còn thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững. Đồng thời, mô hình trồng rừng Thông Ba Lá còn góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái, chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt, khi mùa mưa đến Thông Ba Lá sẽ làm giảm xói mòn, rửa trôi đất, phòng chống lũ lụt, hạn hán.


Cây Gỗ Thông Ba Lá

Hiệu quả kinh tế khai thác Rừng Gỗ Thông Ba Lá

Thông Ba Lá là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế và môi sinh rất cao, đặc biệt là ở Tây Nguyên và các khu vực núi cao phía Bắc. Tại Tây Nguyên, Thông Ba Lá tái sinh khoẻ, tăng trưởng nhanh, ít bị sâu bệnh; là nguồn cung cấp nhựa và gỗ với năng suất khá cao.

Trồng Rừng Gỗ Thông Ba Lá thông thường sau khoảng 5-7 năm sẽ cho khai thác. Trong đó người trồng có thể khai thác Nhựa Thông, Tùng Hương, Tinh Dầu Thông, Gỗ Thông…

Tùng hương nguồn nguyên liệu cần thiết đối với nhiều ngành công nghiệp như chế biến cao su, sơn, sản xuất giấy, vật liệu cách điện, nhựa hàn, keo dán, chất tạo bọt cho xà phòng, công nghiệp in, vẽ các sản phẩm in batik, làm xi, dùng để bôi trơn cho nhiều loại nhạc cụ và chế biến cao dán chữa trị mụn nhọt…


Hiệu quả kinh tế khai thác Rừng Gỗ Thông Ba Lá

Tinh Dầu Thông (turpentine oil) được dùng làm thuốc, làm nguồn nguyên liệu trong công nghiệp hoá mỹ phẩm, sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc, làm dung môi trong công nghiệp sơn, vecni và công nghiệp tuyển quặng.

Gỗ Thông Ba Lá tuy không bền bằng Gỗ Thông Nhựa, nhưng cũng được sử dụng khá phổ biến (đồ gỗ thông thường, thùng đựng hàng, cột điện, đóng toa xe…), đặc biệt là trong công nghệ chế biến gỗ dán, bột giấy, sợi tổng hợp.

Mở rộng mô hình trồng rừng Gỗ Thông Ba Lá

Trong tương lai, nhu cầu về Nhựa Thông Ba Lá và các sản phẩm từ Nhựa Thông (Tùng Hương và Dầu Thông) trên thị trường thế giới rất lớn, ngày càng tăng và cung không kịp cầu. Theo tính toán của một số nhà kinh tế, nhu cầu về Tinh Dầu Thông trong công nghệ hoá mỹ phẩm tăng bình quân hàng năm khoảng 3-5%, trong công nghệ chế tạo keo và các sản phẩm kết dính cũng tăng lên hàng năm khoảng 2-3%.


Mở rộng mô hình trồng rừng Gỗ Thông Ba Lá

Ở nước ta, để sản xuất 1 tấn giấy thường cần tới 10kg Tùng Hương. Dự kiến đến 2010 nếu muốn sản xuất 2,5 triệu tấn giấy cũng cần tới 25.000 tấn Tùng Hương (lớn gấp 7-8 lần tổng công suất của các nhà máy thông hiện có ở nước ta).

Xuất phát từ nhu cầu cần thiết này mà các nhà chức trách, những người trồng rừng vẫn luôn trăn trở và tìm cách khai thác bền vững các Rừng Thông Ba Lá hiện có, đồng thời mở rộng diện tích Rừng Thông Ba Lá mới trong tương lai để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng cao.