CHIA SẺ

Thursday, October 3, 2019

KỸ THUẬT CHĂM SÓC RỪNG GỖ THÔNG BA LÁ

Rừng Thông Ba Lá là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế và môi sinh rất cao, đặc biệt là ở Tây Nguyên và các khu vực núi cao phía Bắc. Tại Tây Nguyên, Thông Ba Lá tái sinh khoẻ, tăng trưởng nhanh, ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, để Cây Thông Ba Lá có được nhựa và gỗ với năng suất cao thì người trồng cần chú ý khâu chăm sóc cho cây như trong bài viết dưới đây.


Kỹ thuật chăm sóc Rừng Gỗ Thông Ba Lá

Chăm sóc Rừng Thông 3 năm đầu

Giai đoạn 3 năm đầu rất quan trọng, ngay từ khâu mới trồng Bà con cũng cần đảm bảo mật độ trồng cho phép đồng thời đặc biệt chú ý chăm sóc Cây Thông Ba Lá giai đoạn này. Bởi rừng trồng phải trải qua 1-2 mùa sinh trưởng tỷ lệ sống mới được giữ vững, vì vậy 2-3 năm đầu phải chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và trồng dặm đối với những cây bị chết, hư hỏng.


Chăm sóc Rừng Thông 3 năm đầu

Định kỳ mỗi năm 2-3 lần phát bỏ cây bụi, dây leo, làm cỏ, xới đất, vun gốc. Năm thứ nhất thực hiện 2 lần vào giữa và sau mùa mưa, năm thứ 2 chăm sóc 3 lần vào trước, giữa, sau mùa mưa.

Thiết kế băng rộng 10-20m (băng trồng thông rộng 80-100m), trồng cây lá rộng để chống cháy rừng và hạn chế sâu bệnh phá hại. Tổ chức canh phòng và chữa cháy có hiệu quả trong mùa khô.

Chăm sóc Rừng Thông từ năm thứ 3 trở đi

Từ năm thứ 3 Rừng Thông đã phát triển ổn định, người trồng tiến hành phát bỏ cây bụi, dây leo, làm cỏ, xới đất, vun gốc… mỗi năm 1 lần.


Chăm sóc Rừng Thông từ năm thứ 3 trở đi

Nuôi dưỡng Rừng Thông, tùy vào mục đích kinh doanh và các điều kiện cụ thể khác, số lần tỉa thưa và cường độ tỉa thưa có khác nhau. Riêng kinh doanh lấy gỗ, lấy nhựa thông, số lần tỉa thưa 2-3 lần, lần thứ nhất khi cây trồng được 6-7 tuổi, lần thứ 2 cách lần đầu 4-5 năm, cường độ tỉa thưa 30-50% số cây, số cây cuối cùng giữ lại 1.000-1.600 cây/ha.

Rừng Thông trồng với mục đích phòng hộ chống xói mòn do nước, làm nguyên liệu giấy nhìn chung không tỉa, chỉ chặt vệ sinh.